Có rất nhiều quy định mới trong quá trình học và thi bằng lái xe ô tô sẽ được áp dụng trong những năm gần đây, các bạn hãy cùng daylaixehanoi tìm hiểu xem từ năm 2024 đã có những thay đổi gì mà bạn cần lưu ý khi học bằng lái xe ô tô nhé!

1. Học thêm phần học lái xe trên cabin mô phỏng

1.1 Cabin mô phỏng là gì?

Phần mềm mô phỏng lái xe (cabin ảo) là ứng dụng mô phỏng các tình huống thường gặp khi lái xe ô tô tham gia giao thông. Từ đây, người lái xe có thể hiểu và rèn luyện cách xử lý các tình huống thực tế, hạn chế các va chạm giao thông.

quy định về học lái xe ô tô
Phần mềm cabin ảo giúp học viên rèn luyện cách xử lý các tình huống giao thông (Ảnh: Sưu tầm)

1.2 Cấu tạo của cabin mô phỏng

Mô hình cabin có nhiều điểm tương đồng với cabin thật của ô tô, gồm: phần cứng, phần mềm và các linh kiện điện tử khác. Trong đó, bộ phận phần cứng có ghế ngồi thắt dây an toàn, bảng điều khiển, cần số, vô lăng,.. Các linh kiện điện tử được ghép nối với nhau để hệ thống có thể hoạt động, mô phỏng đúng hành trình vật lý của tay lái, cần kéo, cần gạt, bàn đạp,.. 

2. Học thực hành trên xe có gắn thiết bị DAT

2.1 DAT dùng để làm gì?

DAT (Distance and Time) có nghĩa là quãng đường và thời gian. Theo đó, nó là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ, xác thực và truyền nhận các thông tin bắt buộc liên quan trong quá trình dạy và thực hành lái xe.

quy định về học lái xe ô tô 1
DAT là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để phục vụ trong quá trình dạy và thực hành lái xe (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, có một số quy định về thực hành DAT như sau:

  • Dữ liệu DAT: là tập hợp các thông tin định danh và quá trình học thực hành của học viên, được truyền từ thiết bị lắp trên ô tô về máy chủ của cơ sở đào tạo.
  • Dữ liệu quản lý DAT: là tập hợp các thông tin định danh và quá trình học thực hành của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  • Hệ thống thông tin DAT gồm: thiết bị phần cứng, đường truyền và phần mềm DAT.

2.2 Quy định về số giờ và km thực hành DAT

Theo quy định, số giờ và km thực hành DAT đối với các hạng bằng B1, B2 và C cụ thể như sau:

  • Đối với bằng lái hạng B1: Tối thiểu 710 km và 12 tiếng đồng hồ. Trong đó, có 4 tiếng đồng hồ lái xe vào ban đêm.
  • Đối với bằng lái hạng B2: Tối thiểu 810 km và 20 tiếng đồng hồ. Trong đó, có tối thiểu 4 tiếng đồng hồ lái xe vào ban đêm và 3,2 tiếng đồng hồ lái trên xe số tự động.
  • Đối với bằng lái hạng C: Tối thiểu 825 km và 24 tiếng đồng hồ. Trong đó, có tối thiểu 4 tiếng đồng hồ lái xe vào ban đêm và 3,2 tiếng đồng hồ lái trên xe số tự động.

Ngoài ra, việc chạy DAT còn cần tuân thủ theo một số quy định đi kèm như: 

  • Lái xe ban đêm từ 18 giờ
  • Học viên không được lái xe quá 10 tiếng/ngày
  • Thời gian nghỉ giữa các phiên chạy DAT đúng 15 phút
  • Mỗi phiên chạy DAT tối đa 4 tiếng đồng hồ

3. Học và thi thêm phần thi mô phỏng 120 tình huống giao thông

3.1 Thi mô phỏng lái xe ô tô là gì?

Từ tháng 6/2022, các trung tâm đào tạo lái xe cần bổ sung chương trình mô phỏng vào quá trình học lái xe ô tô các hạng. Sở Giao thông Vận tải cũng yêu cầu từ ngày 15/6/2022, các khóa học sẽ thêm phần thi mô phỏng vào kỳ thi sát hạch. 

Theo tìm hiểu, phần mềm mô phỏng đào tạo lái xe (hay phần mềm nhận diện tình huống giao thông nguy hiểm) đã được Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam ban hành và phát triển. Nó bao gồm 6 chương và 120 tình huống thực tế trong quá trình tham gia giao thông.

Người thi bằng lái xe ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng thiết bị cabin mô phỏng các tình huống giao thông.

quy định về học lái xe ô tô 2
Người thi bằng lái xe ô tô B1, B2, C, D, E, các hạng F sẽ phải thi thêm nội dung cabin mô phỏng (Ảnh: Sưu tầm)

3.2 Nội dung 120 tình huống mô phỏng lái xe 

Đối với phần thi mô phỏng lái xe, cụ thể sẽ gồm 120 tình huống, được chia ra thành 6 chương chi tiết như sau:

  • Chương I: 29 tình huống (từ 01 – 29) mô phỏng thực tế gặp phải khi lái xe ô tô trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc.
  • Chương II: 14 tình huống (từ 30 – 43) mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở nông thôn, qua các đoạn đường gấp khúc, đoạn đường có gia súc hay đi vào buổi tối, sử dụng đèn chiếu xa,…
  • Chương III: 20 tình huống (từ 44 – 63) mô phỏng thực tế khi lái xe trên cao tốc như chuyển làn, nhập làn, phanh gấp, vượt xe, lùi xe,…
  • Chương IV: 10 tình huống (từ 64 – 73) mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở địa hình đường núi như vượt xe, khúc cua gấp, lên dốc, xuống dốc,…
  • Chương V: 17 tình huống (từ 74 – 90) mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô trên đường quốc lộ như giao cắt với đường sắt, vượt xe, gặp người đi bộ,..
  • Chương VI: 30 tình huống (từ 91 – 120) mô phỏng các va chạm thực tế khi tham gia giao thông hỗn hợp.

3.3 Hướng dẫn thực hiện phần thi mô phỏng

Để thực hiện đăng nhập bài thi mô phỏng, thí sinh tuân theo trình tự các bước sau:

  • Bước 1: Nhập số báo danh.
  • Bước 2: Nhấn “Xác nhận thí sinh”.
  • Bước 3: Click vào nút “Bắt đầu thi”.
  • Bước 4: Click nút “Space” khi phát hiện tình huống nguy hiểm. Các tình huống sẽ tự động chuyển qua khi hết thời gian.
  • Bước 5: Sau khi kết thúc 10 tình huống, hệ thống sẽ tự động hiện lên kết quả thi của thí sinh.

Mỗi thí sinh sẽ có 10 tình huống (tình huống ngẫu nhiên hoặc cố định) cần vượt qua. Nếu đạt tối thiểu 35/50 điểm thì được công nhận là đạt.

Phần mềm cabin ảo có chức năng đánh giá, chấm điểm như khi thi thật. Các lỗi, điểm trừ sẽ được thông báo trực tiếp để người học có thể nắm bắt và khắc phục.

Trong mỗi tình huống thi sẽ có 2 mốc thời điểm:

  • 5 điểm: thời điểm bắt đầu có dấu hiệu phát hiện ra tình huống nguy hiểm, lái xe cần xử lý.
  • 0 điểm: thời điểm mà khi đã xử lý nhưng vẫn xảy ra tai nạn.

Học viên lựa chọn được giữa 2 mốc này sẽ đạt mức điểm tương ứng từ 5 – 4 – 3 – 2 – 1 điểm.

4. Năm 2024 có thể tăng số giờ thực hành sa hình thêm 41h

Ngày 22/4/2022, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Theo đó, chương trình đào tạo lái xe ô tô có một số thay đổi đáng chú ý là:

  • Đối với hạng B1 (xe số tự động): Giảm thời gian học thực hành trên sân tập lái từ 45 giờ xuống 41 giờ và tăng thời gian học thực hành trên đường giao thông từ 20 giờ lên 24 giờ.
  • Đối với hạng B1 (học xe số cơ khí), hạng B2: Giảm thời gian học thực hành trên sân tập từ 45 giờ xuống 41 giờ và tăng thời gian học thực hành trên đường giao thông từ 36 giờ lên 40 giờ.
  • Đối với hạng C: Giảm thời gian học thực hành trên sân tập từ 46 giờ xuống 43 giờ và tăng thời gian học thực hành trên đường giao thông từ 45 giờ lên 48 giờ.
quy định về học lái xe ô tô 3
Trong năm 2024, chương trình đào tạo lái xe ô tô có một số thay đổi đáng chú ý (Ảnh: Sưu tầm)

5. Tổng chi phí học lái xe ô tô bị tăng thêm do áp dụng thêm nhiều chương trình học

Do xuất hiện nhiều quy định cũng như thay đổi mới trong quá trình học và thi bằng lái xe ô tô nên mức chi phí dự đoán sẽ được tăng lên. Thực tế, mức phí đào tạo mỗi học viên thi bằng B1, B2 tại các trung tâm hiện nay đã dao động từ 13 – 17 triệu đồng. Tăng khoảng 5 – 8 triệu đồng so với trước đây. Đối với hạng C, có thể lên đến 17 – 20 triệu đồng.

Bởi theo quy định nội dung thực hành hạng B2, thời gian học trên đường giao thông tăng lên là 40 giờ và 810 km. Nếu đã học xong số giờ nhưng đủ 810 km thì học viên cần thuê xe để đi đủ số theo quy định, chi phí rơi vào khoảng 200.000 đồng/giờ lái.

Bên cạnh đó, từ năm 2023, học viên sẽ phải học thêm lái xe cabin mô phỏng. Các hạng bằng B1, B2 và C có thời gian học trên cabin mô phỏng là 3 giờ/khóa. Nếu nâng hạng bằng lái xe ô tô sẽ học lái xe trên cabin mô phỏng 1 giờ/khóa.

Ngoài ra, các xe phục vụ cho quá trình học và giảng dạy thực hành lái xe ô tô còn cần trang bị thêm thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT) theo đúng Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều trên đòi hỏi các trung tâm đào tạo lái xe ô tô phải đầu tư mua sắm thiết bị, bố trí lại phòng học, đào tạo chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy… Đây chính là những yếu tố khiến các trung tâm đào tạo lái xe ô tô tăng học phí. 

Như vậy, trong năm 2024, việc học và thi bằng lái xe ô tô các hạng sẽ có một số thay đổi liên quan đến các bài thi, số giờ học thực hành, chi phí đào tạo… mà bạn nên nắm rõ để có quyết định đúng đắn.